Không thể dùng một loại thuốc giảm đau hay một đơn thuốc chung cho những bệnh nhân thoái hóa khớp. Bởi mỗi người lại có những triệu chứng đi kèm cùng với từng tình trạng bệnh lý, giai đoạn khác nhau. Vì thế, để điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả cần tối ưu hóa từng cá thể.
Mục tiêu trong điều trị thoái hóa khớp
Điều trị bảo tồn khớp, tránh tiến triển hay biến chứng cần duy trì các mục tiêu:
- An toàn và không tái phát (không xuất hiện triệu chứng đau, khó chịu). Cải thiện triệu chứng cho những bệnh nhân (thoái hóa giai đoạn 4) không có chỉ định thay khớp hoặc chưa đồng ý thay khớp.
- Tăng cường khả năng vận động, giảm tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Cần phối hợp điều trị nhiều phương pháp (vật lý trị liệu, nội khoa, ngoại khoa) đúng và kịp thời.
- Cần tối ưu hóa các biện pháp điều trị. Để kiểm soát tốt thoái hóa khớp cần xây dựng kế hoạch điều trị dài hạn. Điều trị cá thể hóa là phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả cho từng bệnh nhân.
Lời khuyên từ BS CKII trong điều trị thoái hóa khớp mới nhất hiện nay
Theo BS CKII Nguyễn Thị Lan – nguyên Trưởng khoa Cơ Xương Khớp BV Hữu Nghị – bác sĩ cơ xương khớp tại Phòng khám Vietlife, cho biết: Trước đây trong điều trị cho bệnh nhân thoái hóa khớp kinh điển sẽ sử dụng thuốc giảm đau đầu tiên nhưng hiện nay việc điều trị thoái hóa khớp khác hơn. Khuyến cáo điều trị thoái hóa khớp của Hiệp hội châu Âu về các khía cạnh lâm sàng và kinh tế của loãng xương và thoái hoá khớp (ESCEO) năm 2019, quá trình điều trị thoái hóa khớp gối, bao gồm 4 bước:
– Bước 1: Nên sử dụng thuốc SYSADOA (các thuốc tác dụng chậm nhưng khuyến cáo dùng sớm và lâu dài sẽ hiệu quả và an toàn) ví dụ: Diacerein, Glucosamin (Viartril, Inflapain dạng viên nang)… có thể kết hợp với Paracetamol để giảm đau. Đây là nhóm thuốc điều trị nền cho thoái hóa khớp.
Sau 1 thời gian điều trị từ 1-3 tháng nếu điều trị vẫn còn triệu chứng xuất hiện những cơn đau, cơn viêm, tổn thương, bổ sung Nsaid tại chỗ như Voltaren hay Inflapain dạng gel bôi bên ngoài. Đây là những dạng thuốc thoa tại chỗ.
– Bước 2: Trong đợt cấp sẽ cho người bệnh dùng chống viêm giảm đau Nsaid. Tuy nhiên tùy từng bệnh nhân, điều trị theo nhóm tiêu chí là an toàn cho người bệnh. Nếu tiêm nội khớp (Hyaluronic acid, PRP, tế bào gốc) nên tôn trọng chỉ định tiêm và cũng lựa chọn tùy từng bệnh nhân để điều trị hợp lý.
– Bước 3: Dùng thuốc kết hợp: Dùng nhiều nhóm thuốc để kết hợp điều trị.
– Bước 4: Điều trị ngoại khoa: Điều trị nội soi để dọn sạch các sụn khớp hoặc thay khớp gối.
Hiện nay, thoái hóa khớp gối thường gặp ở người trên 40 tuổi tuy nhiên đối tượng người trẻ vẫn mắc phải. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối có thể do nghề nghiệp, do chấn thương khi vận động, luyện tập hay làm việc…
Vì thế, người bệnh khi phát hiện các triệu chứng: đau nhẹ, đầu gối có hiện tượng lục khục, lạo xạo khi đi hoặc lên cầu thang khó khăn… cần chủ động khám và điều trị. Người bệnh không nên để đến khi xuất hiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau mới đi khám, vì khi xuất hiện các triệu chứng này, bệnh lý thoái hóa khớp gối đã tiến triển nặng, mất rất nhiều thời gian trong điều trị.
*Theo Sức khỏe & Đời sống